post_message:
Sáng chế bởi VP9 Việt Nam, lắp ráp ở Trung Quốc
16 tháng trước, tôi hoàn thành 1 thiết kế camera an ninh chạy HĐH Android:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154161572489662
10 tháng trước chúng tôi quay clip demo
https://www.facebook.com/nam63/videos/10154780286789662/
cùng thời gian đó tôi nộp đăng ký sáng chế:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154845250609662
Thời gian thẩm định sáng chế ở bất cứ nước nào đều cực lâu nên đến giờ tôi mới chỉ mới được cục Sở Hữu Trí Tuệ xác nhận Camera an ninh chạy HĐH Android kiểu chúng tôi thiết kế là chưa từng có trên thế giới, chắc tôi “sắp” nhận được bằng. Trong thời gian đó, tôi đã đặt nhà máy ở Trung Quốc làm 1 lô camera, tôi gọi lô hàng đó là hàng “Sáng chế ở Việt Nam, lắp ráp ở Trung Quốc”. Cái này là nhái iPhone câu “Thiết kế bởi Apple ở California, lắp ráp ở TQ”. Không chỉ lắp ráp tại TQ, hàng của tôi dùng đầy linh kiện TQ. Chỉ đến khi làm với Viettel chúng tôi mới làm những lô hàng lắp ráp ở Việt Nam, dùng nhiều linh kiện Mỹ, Nhật. Làm theo cách này thì giá đắt, tôi lại muốn có sản phẩm rẻ để bán cho mọi người nên tôi chẳng vui. Tôi đã nghĩ rằng người VN đã sáng tạo ra nó thì cần gì quan tâm lắp ráp ở đâu, dùng linh kiện gì, nhưng hình như tôi đã sai.
Các app camera xưa nay chúng tôi up lên Play Store, App Store, có hồi còn mở cả mã nguồn cho anh em thi Olympic tin học sinh viên. Mà chẳng cần xem mã nguồn, ai cũng biết phần mềm camera do VP9.VN viết vì nó rất khác các loại camera khác. Đến nay mọi người vẫn thích camera của chúng tôi ở điểm camera của chúng tôi xem qua web không cần cài plug-in, còn tất cả các camera mà tôi biết xem qua web đều cần plug-in, mà nhiều trình duyệt phổ biến không có plug-in nên các hãng khác nhìn chung đều không xem được qua web. Những điểm ưu việt nho nhỏ như vậy là sáng tạo của người Việt Nam, rất nhiều thứ như vậy tổng hợp lại mới thành camera thiết kế bởi cty VP9 Việt Nam. Tôi nghĩ đã ưu việt như thế thì mọi người sẽ không quan tâm nó được lắp ráp ở đâu, nhưng hình như tôi lại sai lần nữa.
Nhiều công nghệ khác tôi làm đã 6-7 năm vẫn chưa đăng ký sáng chế, phải giữ bí mật vì nếu tiết lộ thì sẽ không bao giờ đăng ký được nữa. Tôi đành đợi 1 thời điểm phù hợp trong tương lai mới công bố và đăng ký. Giữ bí mật cũng khổ lắm, chẳng ai biết nó là gì nên chẳng ai tung hô, nhưng đăng ký thì quá tốn kém, startup tự nuôi thân nên phải tiết kiệm, tiết kiệm thì sản phẩm bán ra mới có giá rẻ. Dự án tôi bán cho nhà nước chúng tôi cũng bán có chưa đến 1 triệu 1 cái camera, nên cái gì cũng phải tiết kiệm thôi, bạn nghĩ linh kiện Nhật có giá đó không?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154790255794662
Cái camera mà cty Vinagame mua của tôi rồi đưa cho người mổ ra ném đá đúng là dùng mạch TQ, lắp ráp ở TQ đó, phần mềm thì có nhiều lỗi tôi đã biết nhưng không sửa vì nó được thiết kế để nằm dưới 1 lớp bảo vệ khác của phần mềm chúng tôi viết, khi đó các lỗi bảo mật sẽ bị vô hiệu hóa. Cái kiến trúc bảo mật này tôi cũng đang phát triển để đăng ký sáng chế nên chỉ nói sơ sơ, không tiết lộ chi tiết được, mà có tiết lộ cũng vô ích vì người tin thì vẫn tin mà người không ưa tính nói thẳng của tôi thì vẫn không ưa.
Lỗi thì chúng tôi biết rõ là sản phẩm còn nhiều lỗi và đang dùng toàn lực để khắc phục, bản thân tôi đang đi Sài Gòn cũng có mục đích chính là để tìm cách kiếm thêm người dựng đội R&D ở SG để cải tiến SP cho nhanh. Nếu mà tương đối hoàn thiện thì đã ra mắt và quảng cáo bán đại trà ngay rồi.
Nói chung là làm người Việt Nam rất khó, sáng tạo ra được cái sản phẩm ưu việt, hình ảnh đẹp hơn, giá vô cùng rẻ, chỉ vì dùng linh kiện TQ liền bị ném đá rồi vu cho đủ thử. Bạn nào thử ủng hộ tôi không khéo cũng bị ném đá vỡ đầu.
link_title:
null
link_description:
null
shared_link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155743874554662&set=a.77950334661.74007.545994661&type=3
time:
21-08-2017
link:
https://www.facebook.com/nam63/posts/10155743874734662
post_message:
VP9VN vất vả ngày đêm nhiều tháng trời vừa làm phần mềm vừa làm phần cứng, cuối cùng lô 50k camera thế hệ mới chuẩn bị xuất hiện để quyết giành lại thị trường camera từ tay người TQ.
Giá thành lắp ráp của M1 Viettel vẫn còn đắt quá, chưa đạt mong muốn của mình. VN còn phải làm rất nhiều nữa mới đạt giá thấp hơn hàng rẻ nhất của TQ. Lúc nào vCam đạt được điều đó mới dám đem xuất khẩu.
Firmware bị chậm tiến độ, vẫn còn lỗi nên 500 anh em sẽ phải bò ra gỡ từng camera để nạp lại firmware sau. Tuy nhiên nhờ có tinh thần startup nên vất vả tí không thành vấn đề, miễn là tạo giá trị cho xã hội là sẽ không thấy mệt mà chỉ thấy vui.
Cùng lúc đó FPT luôn tìm cách cạnh tranh bằng cách buôn camera Axis về bán vào dự án nhà nước. Camera Axis của tây xem từ xa đã xấu hơn vCam, lại còn đắt gấp nhiều lần nên "quan hệ" mấy cũng không đỡ được.
link_title:
null
link_description:
null
shared_link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155409946384662&set=a.77950334661.74007.545994661&type=3
time:
18-08-2017
link:
https://www.facebook.com/nam63/posts/10155409946429662
post_message:
Một câu chuyện về vốn cho startup công nghệ (VP9.VN)
Phần 1: Vốn mồi (seed funding) thành lập startup
Cuối 2010 mình (Nguyễn Đình Nam) trong lúc đang mở startup định sản xuất router Internet thì mình tiện tay thiết kế ra thuật toán nén để việc truyền dữ liệu được nhanh hơn. Ban đầu định làm thế để giúp router cạnh tranh hơn nhưng khi làm xong được phần mềm demo thuật toán nén ở mức sơ khai, mình muốn lập cty riêng cho chuyên nghiệp vì thấy nó tiềm năng hơn là sản xuất thiết bị mạng. Lúc đầu mình mời FPT đầu tư, lúc đó anh Nguyễn Thành Nam là CEO, anh Nam phản biện là mô hình kinh doanh nén thì thật là ngớ ngẩn, nhưng vì thấy tác giả có vẻ tâm huyết nên vẫn đồng ý góp vốn. Hai bên soạn xong HĐ rồi (xem trong ảnh) nhưng mình bị viện của FPT hành tỏi phát nản, thấy thủ tục phiền toái quá, có cầm tiền đó cũng ôm theo bao nhiêu là rắc rối, nên mình không thực hiện nữa. Mà quyết định tự bỏ thời gian phát triển tiếp thêm rồi tính tiếp.
Vì bận rộn làm nhiều dự án cùng lúc nên hơn 1 năm sau, đến 2012 thì mình mới làm thêm được bản nén ảnh và video, đặt tên là VISQUA. Tên đó nghĩa là Visual Quality, giờ google vẫn còn thông tin về phần mềm này. Có phần mềm mình gọi 1 quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) đến cty demo cho xem, quỹ đầu tư chả hiểu nén để làm gì, lặng lẽ đi về không đưa ra lời bình luận nào. Mình nghĩ đọc bao nhiêu câu chuyện về startup ở Silicon Valley chả thấy đúng gì cả, bực mình thử hướng khác là “IPO” trên Facebook, tức là chào bán cổ phần công khai trên Facebook, thiết kế điều lệ công ty, đưa ra giá cụ thể, đăng lên trang cá nhân. Có hơn 20 người đến dự buổi thuyết trình, rồi có 12 người mua cổ phần, thế là đủ vốn mồi (seed funding). Thế là cty VP9VN được thành lập vào 5/2013. Thấy mô hình huy động vốn này hiệu quả, về sau mỗi năm mình lại chào bán 1 lần trên trang cá nhân như vậy, lần nào cũng đủ tiền để đầu tư tiếp. Tên VP9 là cái tên mình đặt ngẫu hứng sau khi đăng ký kinh doanh mấy cái tên khác đều bị sở kế hoạch đầu tư từ chối. Mình tin rằng tên công ty hay tên sản phẩm chẳng quan trọng lắm, tên gì cũng được, miễn là ngắn và dễ nhớ. Ban đầu mình còn chẳng đăng ký domain VP9.VN, nên có bên đăng ký mất, về sau mới thỏa thuận để lấy lại được.
Bài học 1: Đầu tư vào công nghệ cao rất khó đánh giá tiềm năng. Cùng 1 trường hợp, mỗi nhà đầu tư lại đánh giá khác nhau. Gần đây có film Silicon Valley của Hollywood rất hay, cũng về 1 startup giả tưởng chuyên về nén dữ liệu tên là Pied Piper, các bạn nên xem để tham khảo. Về kỹ thuật Pied Piper cũng hơi giống VP9VN, con đường của Pied Piper cũng chông gai lắm, nhưng còn dễ thở hơn mình vì Silicon Valley lắm tiền gấp cả nghìn lần VN, các nhà đầu tư lại am hiểu về công nghệ cao nên dễ chia sẻ hơn.
Bài học 2: Dân đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) ở VN không hiểu về công nghệ cao đâu, VC không nhìn vào công nghệ cao để quyết định đầu tư, họ chủ yếu đánh giá qua profile của nhóm nòng cốt và một số yếu tố khác để quyết định. Mình sẽ chia sẻ thêm sau về bài học của mình qua va chạm với 1 số VC những năm sau khi VP9VN trưởng thành hơn.
Bài học 3: Uy tín cá nhân rất quan trọng, có thể dùng nó để bán cổ phần rất dễ dàng. Với trường hợp của mình, mình xây dựng thương hiệu cá nhân là một người lao động đầy tâm huyết, phong cách sống cần-kiệm-liêm-chính. Trên cơ sở đó, các bạn bè Facebook đã chia sẻ rủi ro và cơ hội với mình để vượt qua những trở ngại về vốn. Nếu bạn có ý định sau này sẽ bán cổ phần, hãy xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách chia sẻ câu chuyện về công việc của bạn trên Facebook.
Phần 2: Bài học sử dụng vốn dàn trải, lãng phí ở VP9VN
Phần 3: Lên kế hoạch tài chính bài bản và thực tế chẳng giống gì với kế hoạch
Phần 4: Thiếu vốn vì phải liên tục xoay trục (pivot)
Phần 5: Lựa chọn giữa Series A và reverse takeover màu xám
Phần 6: Tiền tạm ứng ở VP9VN
Phần 7: Vay ngân hàng ở VP9VN
Ai muốn đọc các phần sau thì comment nhé
link_title:
null
link_description:
null
shared_link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155398341724662&set=a.77950334661.74007.545994661&type=3
time:
17-08-2017
link:
https://www.facebook.com/nam63/posts/10155398354384662
post_message:
Gia công phần mềm - ngành gây chảy máu chất xám đủ giết chết tiềm năng của 1 quốc gia.
Ấn Độ từ xưa đã là cường quốc số 1 thế giới về gia công phần mềm xuất khẩu. Ấn Độ đào tạo và xuất khẩu sang Mỹ CEO của Google và Microsoft, đến nay, Ấn Độ có GDP đầu người 1965 USD/năm. Việt Nam là một quốc gia làng nhàng thì GDP đầu người đạt 2371 USD/năm. Cùng lúc đó, Trung Quốc chưa bao giờ mạnh về gia công phần mềm nhưng có nhiều sản phẩm hay bị thế giới chê là hàng nhái hàng dởm thì đạt GDP đầu người 8239 USD/năm và vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn cả Ấn Độ và Việt Nam.
Nếu nhìn sâu vào các số liệu khách quan thì bạn sẽ tin rằng gia công phần mềm chính là yếu tố tiêu diệt tiềm năng tăng trưởng của 1 quốc gia. Mỗi kỹ sư gia công phần mềm xuất khẩu, quá lắm thì tạo ra 1 việc làm trong nước cho người bưng bê hậu cần. Còn mỗi kỹ sư bình thường nếu làm sản phẩm thì sẽ tạo ra công ăn việc làm cho 10 lao động đơn giản trong nước, Nếu kỹ sư xuất sắc thì phải tạo được việc làm cho 100 lao động. Mỗi kỹ sư phần mềm giỏi là tài nguyên khan hiếm và quý báu của quốc gia, khi gia công cho nước ngoài là tạo công ăn việc làm cho người nước ngoài, bỏ mặc trọng trách tạo công ăn việc làm cho đồng bào trình độ thấp hơn ở trong nước. Gia công phần mềm xuất khẩu chính là hoạt động chảy máu chất xám của quốc gia. Gia công phần mềm chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn ngắn quốc gia đó quá nghèo và kém, không thể tạo được việc làm cho kỹ sư phần mềm. Còn khi một quốc gia đã xây dựng được hạ tầng cơ bản để tạo ra các sản phẩm, dù là sản phẩm hạng xoàng như Trung Quốc. Việc bỏ gia công phần mềm để đầu tư làm sản phẩm xuất là điều bắt buộc để đất nước phát triển ra khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Tôi vốn chưa định viết về điều này, chẳng qua hôm qua thấy ông Hoàng Nam Tiến chủ tịch FPT Software lên khoe mấy thứ sai sự thật làm méo mó thị trường, làm lạc đường các kỹ sư phần mềm: "Tôi xin khoe luôn là trung bình mỗi một công nhân xuất khẩu phần mềm của chúng tôi cuối năm ngoái làm ra đâu đó khoảng 550 triệu đồng… chúng tôi có giá trị xuất khầu trên đầu người là cao nhất". Tôi xin nói là mỗi lao động trong công ty VP9VN của tôi làm ra gấp nhiều lần thế, FSoft nhận là cao nhất, có dám cá 1 triệu USD với VP9VN trên hồ sơ thuế 2017 không? Ý thứ 2 của ông Tiến: "Đến năm 2020, F-soft đặt mục tiêu đạt 1 tỷ USD, trong khi năm 2016 mới đạt 230 triệu USD. Tôi dám chắc không có doanh nghiệp nào dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao như F-soft". Ông Tiến dám chắc như thế thì hay là cá thêm 1 triệu USD nữa đua tốc độ tăng trưởng với VP9VN.
Tóm lại tôi chính thức hô hào anh em kỹ sư phần mềm nào giỏi thì nên bỏ việc gia công phần mềm ngay, hãy làm startup tạo sản phẩm đi, nếu đúng ngành video hoặc IoT thì gặp tôi, tôi xin góp vốn đầu tư cùng. Nếu bạn giỏi, hãy làm ra sản phẩm đáng tự hào cho người Việt Nam, đừng để Việt Nam trở nên tụt hậu như Ấn Độ. Ông Tiến cũng đã chia sẻ: "Có người bảo gia công phần mềm chẳng khác gì công nhân may, tôi thấy cũng hợp lý vì cứ cái gì làm ra tiền là được". Riêng điều này ông Tiến nói đúng, nếu bạn giỏi mà bạn làm gia công phần mềm thì cả "ông chủ xưởng may" của bạn lẫn toàn xã hội chỉ nhìn bạn như công nhân may mà thôi.
link_title:
null
link_description:
null
shared_link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155350345749662&set=a.77950334661.74007.545994661&type=3
time:
19-08-2017
link:
https://www.facebook.com/nam63/posts/10155350351484662
post_message:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0) là có thật, và trọng tâm của nó là robot thông minh bùng nổ về số lượng nhờ giá thành hạ và rất giỏi xử lý từng tình huống cụ thể. Chỉ tới tầm năm 2040, robot mặc dù không có khả năng tư duy như con người, nhưng sẽ thay đổi cuộc sống theo cách sau:
- Robot thay thế hầu hết công nhân lao động chân tay: từ quét dọn vệ sinh, nấu nướng tới lắp ráp thủ công. Thay thế hầu hết các lao động trí óc loại có thể lập trình được như kế toán, luật sư, bác sỹ, kỹ sư sửa chữa máy móc (đúng thế, robot sẽ khám chữa bệnh cho người và tự sửa robot và các loại máy móc khác).
- Máy móc trước đây người điều khiển thì giờ tự hoạt động, từ xe cá nhân, xe tải, xe bốc dỡ hàng tới máy cày, chăm sóc và thu hoạch nông sản cũng thực hiện bởi máy tự hành. Máy móc lớn sẽ đều được trang bị trí tuệ nhân tạo khá thông minh, nên cũng coi như là robot khổng lồ. Con người thỉnh thoảng vẫn sẽ lái xe tiêu khiển, giống như bây giờ vẫn còn cưỡi ngựa tiêu khiển.
- Robot sẽ chiếm lĩnh hầu hết các ngành nghệ thuật, thay thế họa sỹ, nhạc sỹ, ca sỹ, thiết kế mỹ thuật vv. Máy tính sáng tác nhạc hay hơn người, đẹp hơn người, hát hay hơn người nên nghệ sỹ chỉ còn lại loại rất rẻ tiền và loại nghệ sỹ cao cấp, gây dựng tiếng tăm chủ yếu nhờ xây dựng được nhân cách hấp dẫn quần chúng chứ không phải vì năng lực nghệ thuật. Việc viết truyện và viết kịch bản phim thì cần tư duy có chiều sâu nên vài chục năm đầu người vẫn viết hay hơn robot, phải rất lâu về sau, robot siêu thông minh ra đời mới viết hay hơn và nhanh hơn người.
- Hệ thống giáo dục sẽ chuyển về nhà khiến đa số trường học biến mất, mỗi học sinh/sinh viên được 1 robot kèm. Robot liên tục phân tích hành vi để biết học sinh cần gì để chọn nội dung giáo dục tối ưu tại từng thời điểm, robot tương tác liên tục giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học hiệu quả hơn hiện tại nhiều lần. Con người được robot đào tạo sẽ giỏi hơn người thời nay cực kỳ nhiều, giúp tăng năng lực của nhân loại lên đến mức khó tưởng tượng. Ngoài ra công nghệ sửa gene cũng khiến giống người siêu thông minh xuất hiện và trở nên phổ biến.
Nguyên nhân robot sắp phát triển nhanh về số lượng là vì các công nghệ nền cho robot thông minh đã đủ trưởng thành và rẻ đi: camera và microphone là tai mắt của robot, motor và các hệ thống truyền động là tay chân cơ bắp của robot, pin hoặc động cơ điện là dạ dày của robot, phần cứng và phần mềm trí tuệ nhân tạo là não của robot. Hiện nền tảng đã đủ, chỉ chờ các công ty startup công nghệ cao đứng ra tích hợp vào, tạo thành các loại robot thông minh khác nhau.
Robot sẽ sớm nghe và hiểu các yêu cầu không quá phức tạp của con người như dọn dẹp, nấu nướng, nhưng không có khả năng nhận thức như người nên chưa thể làm được những việc khó như lập trình, thiết kế máy móc, nghiên cứu thuốc và sinh học, làm quản lý và lãnh đạo con người trong các doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội và nhà nước. Robot không có khả năng nhận thức nên các ngành dịch vụ sẽ phát triển để tận dụng lao động dư thừa.
Trong thời đại Industry 4.0, con người được giải phóng khỏi rất nhiều công việc không cần thiết, nên người giỏi sẽ lập trình và thiết kế máy móc và cực kỳ giàu có, người kém hơn sẽ rời sang ngành dịch vụ, thu nhập bèo bọt. Mỗi gia đình giỏi sẽ giàu có và có ít nhất 2 người giúp việc nhà. Con người sẽ sống thưa ra, không tập trung ở các đô thị đông dân vì lao động trí óc phần nhiều sẽ làm việc từ xa qua Internet, họp với nhau chủ yếu qua video conference, bao gồm cả kiểu truyền thống qua TV, cũng như họp bằng công nghệ thực tại ảo và thực tế tăng cường (VR/AR)
Hầu hết robot có hình dạng tay robot, và có thể di chuyển được 1 cách giới hạn (xem hình minh họa). Trừ robot chuyên giả làm người để mua vui như robot sex và robot nghệ sỹ, còn lại rất ít robot có dạng giống người vì robot giống người nhìn chung đắt đỏ và lao động không hiệu quả như người thật. Phải 60-80 năm nữa mới có robot có khả năng tư duy đầy đủ và thông minh toàn diện hơn người thông minh nhất. Những dự án tạo ra những robot siêu thông minh đầu tiên đều tốn khoảng 20 năm để đào tạo ra nguyên mẫu (cho máy học tương tự như người cần học). Sau khi xong nguyên mẫu, robot siêu thông minh đó có thể được nhân bản, nhưng kể cả robot nhân bản cũng vẫn sẽ rất đắt vì robot siêu thông minh sẽ tiêu tốn năng lượng cực lớn. Tổng chi phí nhân bản và vận hành robot siêu thông minh cao gấp nhiều lần việc nuôi dạy ra người giỏi nhất, nên số lượng robot siêu thông minh là rất hạn chế, chỉ cỡ 1/10000 dân số. Những robot siêu thông minh này sẽ được giao nhiệm vụ lãnh đạo loài người và làm các công việc trí óc quan trọng nhất. Lúc đó các nhân tài của loài người cũng được xếp loại "năng lực vừa phải, chi phí tiết kiệm", được giao làm nhiệm vụ khó vừa phải, cần số lượng lớn.
Sự tưởng tượng về tương lai này là của cá nhân mình, dựa trên cơ sở tự tư duy trong quá trình khởi nghiệp tương đối đối thành công trong lĩnh vực sáng tạo ở tuyến đầu của ngành IoT. Khi nào mình thừa tiền mình hứa sẽ dựng 1 cái clip khoa học giả tưởng ngắn về thế giới tương lai cho các bạn dễ hình dung :D Ai thấy dự đoán của mình hay nhớ share giùm 1 phát. Ai quan tâm thì cứ nhảy vào chém gió cùng cho vui. Bạn nào giỏi muốn làm robot thông minh để có thu nhập cực cao thì đăng ký vào làm ở VP9VN, mình đang có mấy dự án bí mật làm robot. Email [email protected]
link_title:
null
link_description:
null
shared_link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155307308059662&set=a.77950334661.74007.545994661&type=3
time:
20-07-2017
link:
https://www.facebook.com/nam63/posts/10155307390049662