post_message:
Đầy đủ và toàn diện các phương pháp nâng cao hiệu suất. Mỗi phương pháp có thể áp dụng tùy theo từng người, từng hoàn cảnh, từng vấn đề. Quan trọng nhất là sử dụng đúng trường hợp thay vì máy móc sử dụng 1 cách duy nhất cho mọi vấn đề.
- Kanban
- Làm Việc Khó Nhất Trước (Eating Live Frogs)
- Lập danh sách việc Phải làm, Nên làm, Muốn làm
- Phương pháp SMART
- Phương pháp Hành động (Action Method)
- Timeboxing (Hạn định thời gian)
- Pomodoro
- GTD (Getting Things Done)
- Biological Prime Time (Tìm thời điểm tối ưu theo nhịp sinh học)
- Don’t Break The Chain (Duy trì chuỗi hành động)
- Agile Results
- Lập danh sách việc Đã xong và danh sách việc Không làm
- Ma trận Eisenhower
link_title:
Khóa học Cẩm Nang Nâng Cao Hiệu Suất Làm Việc: 13 Phương Pháp Phổ Biến Nhất - UBrand
link_description:
Khám phá cách quản lý công việc phù hợp và hiệu quả nhất với bạn.
shared_link:
https://www.ubrand.global/courses/652
time:
21-08-2017
link:
https://www.facebook.com/bachhungkien/posts/1650872544945093
post_message:
"Project này nhỏ lắm không cần phải có kiến trúc gì đâu.", "Project này to quá rồi bây giờ làm kiến trúc cho nó tốn thời gian lắm". Những ai đang nghĩ như thế thì có làm developer thêm 10 năm nữa cũng chỉ là "experienced junior" chứ không thể là Senior hay Engineer được.
Các kiến trúc ứng dụng và các design pattern thông dụng là lời giải chung cho rất nhiều bài toán trong ứng dụng từ xưa tới nay. Lý do các bạn thấy nó khó bởi vì đa số là tiếp cận với kiến trúc/design pattern trước khi các bạn gặp cái vấn đề mà nó giải quyết. Việc biết trước lời giải và suy ngược ra đề bài là rất khó, đặc biệt là các bạn mới học và chưa viết app nhiều.
Vì thế hãy cứ thuận theo tự nhiên, cứ viết nhiều app, gặp nhiều vấn đề về việc tổ chức code thì việc tiếp thu nó sẽ dễ hơn nhiều. Lúc đó mới gọi là hiểu và "giác ngộ" được, biến nó thành cái của mình rồi linh hoạt vận dụng.
Mặt khác nên tránh việc sử dụng kiến trúc một cách gượng ép. Làm vậy không những không giải quyết được vấn đề mà còn đẻ thêm việc để làm. KEEP IT SIMPLE STUPID (KISS) - Giữ nó "SIMPLE" là cả một nghệ thuật chứ ko phải cứ hầm hố lên là tốt.
link_title:
Viet
link_description:
Câu hỏi kinh điển: Kiến trúc ứng dụng, tại sao lại khó như vậy ??
Các kiến trúc ứng dụng và các design pattern thông dụng là lời giải chung cho rất nhiều bài toán trong ứng dụng từ xưa tới nay. Lý do
shared_link:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1824057764289001&set=a.547824198579037.141872.100000543852108&type=3
time:
17-08-2017
link:
https://www.facebook.com/bachhungkien/posts/1647212705311077
post_message:
Triết lí của những người tiêu biểu
Giữa hàng vạn người, điều gì khiến một người nào đó trở nên nổi bật? Dường như họ – những người tiêu biểu – luôn có một thái độ và một phong cách tích cực. Hơn nữa, những triết lí và quan điểm tiếp cận vấn đề của họ, hay như cách mà họ giải quyết vấn đề cũng luôn rất khác biệt với mọi người. Họ không vội bắt tay vào giải quyết ngay vấn đề, nhưng lùi lại một bước để có thể đánh giá bức tranh toàn cảnh. Người ta vẫn hay có câu hát: “nên anh lùi bước về sau, để thấy em rõ hơn, để có thể ngắm em từ xa, âu yếm hơn” 😆😆, chẳng phải khi có một cái nhìn tổng quát, giải pháp sẽ tối ưu hơn đó hay sao?
Là một người tiêu biểu, hẳn nhiên là không thể thiếu được tinh thần trách nhiệm, mỗi lập trình viên đều phải có trách nhiệm với code mình viết ra, phải giữ đúng tiến độ chung của công việc, luôn giải quyết vấn đề phát sinh sớm nhất có thể (tự mình hoặc bàn bạc cùng team), đừng đổ thừa “Con mèo đã ăn mất code của em” 😂😂 (mục “The cat ate my source code“) để bao biện cho việc code không chạy được ở buổi tổng kết team, hay tệ hơn là buổi demo khách hàng. Hãy chuyên nghiệp trong mọi việc.
Tất nhiên không gì là hoàn hảo, nhưng thế nào là đủ tốt? Đừng có gắng nhận hàng tá các yêu cầu rồi OT thâu đêm hòng làm vui lòng khách hàng, hãy biết giới hạn yêu cầu để luôn đảm bảo mỗi tính năng khi được triển khai đều tốt đạt chất lượng cao. Hãy nhớ: không phải số lượng, chất lượng mới là hàng đầu, (Mục “good-enough software”). Triết lí này khá giống với lời khuyên “be professional enough to say NO” của cụ Uncle Bob trong cuốn The Clean Coder.
Có một câu chuyện mà mình đặc biệt ấn tượng trong cuốn sách này, đó là câu chuyện về một nồi lẩu toàn là đá, nhưng về sau nó lại trở thành một nồi thức ăn cực kì ngon và bổ ích cho rất nhiều người. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về câu chuyện này trên google. Đại ý của câu chuyện này là việc những người tiêu biểu sẽ luôn biết cách để trở thành 1 chất xúc cho những thành công lớn hơn, họ có thể không có tài năng gì hơn người (chỉ có hòn đá vô dụng, không ăn được), nhưng có thể quy tụ được nhiều nguồn lực từ mọi người (gia vị và nguyên liệu cho nồi lẩu). Phải thừa nhận rằng “People find it easier to join an ongoing success“, do đó, hãy luôn là 1 chất xúc tác, hãy luôn luôn chuẩn bị sẵn những gợi ý, những “giải pháp đề xuất” trước khi kêu gọi sự đóng góp nguồn lực của mọi người. Khi đó xác suất nhận lại được giải pháp tốt hơn sẽ tăng nhiều.
link_title:
[ Giới thiệu sách ] The pragmatic programmer – Lập trình viên … tiêu biểu. (P1)
link_description:
Như đã từng giới thiệu ở bài này, vừa rồi mình có dịp đọc qua cuốn sách “The pragmatic programmer” này, cuốn này được rất nhiều các lập trình viên gạo cội trong giới phần mềm khuyên…
shared_link:
https://nhungdongcodevui.com/2017/06/17/gioi-thieu-sach-the-pragmatic-programmer-lap-trinh-vien-tieu-bieu-p1/
time:
04-08-2017
link:
https://www.facebook.com/bachhungkien/posts/1632626536769694