Tham khảo
- Khẩu độ là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính, giống như chiếc van để điều chỉnh ánh sáng đi vào cảm biến và quyết định độ sâu trường ảnh.
- Biểu diễn bởi giá trị
f/
- Giá trịf/
càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn. - Khi khẩu độ được mở rộng, nó sẽ cô lập nền trước với nền sau làm cho đối tượng ở nền trước trở nên sắc nét và đối tượng ở nền sau bị nhòe đi. Ngược lại, khi khẩu độ nhỏ, nó sẽ làm cho tất cả đối tượng ở nền trước lẫn nền sau được sắc nét.
- Vật thể chuyển động nhanh được đóng băng - khẩu độ f lớn, ngược lại chuyển động chậm, tốc độ màn trập chậm - khẩu độ f nhỏ.
- Khẩu độ ống kính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến DOF (Depth of Field, đơn giản là từ để diễn tả khoảng rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét đó trong ảnh. Muốn cho chủ thể rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi lấy nét, trên một trục thẳng ta thấy ngoài điểm muốn nét thì một số điểm trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng rõ nét, khoảng ảnh rõ nét này gọi là DOF). Khẩu độ càng lớn (f càng nhỏ) thì khoảng DOF càng ít/mỏng và ngược lại.
- Lưu ý:
- Về khẩu độ ống kính:
- Khẩu độ lớn = f nhỏ = DOF mỏng/cạn
- Khẩu độ nhỏ = f lớn = DOF sâu/dày
- Về tiêu cự ống kính:
- Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng/cạn
- Tiêu cự ống kính càng ngắn thì DOF càng sâu/dày
- Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể:
- Khoảng cách từ ống kính đến chủ thể càng gần thì DOF càng mỏng/cạn
- Khoảng cách từ ống kính đến chủ thể càng xa thì DOF càng sâu/dày
- Về khẩu độ ống kính:
- Tốc độ màn trập là thời gian để màn trập mở cho ánh sáng đi vào cảm biến. Đây là thông số quan trọng nhất của máy quyết định độ sáng cũng như độ sắc nét của ảnh.
- Thông số này được đo bằng giây như 1'', 10''. Trong phần lớn các trường hợp được đo bằng một phần của giây như 1/1000s, 1/300s, 1/30s… và được hiển thị trên màn hình của máy dưới dạng số nguyên như 1000, 600, 30…
- Hiệu ứng tốc độ màn trập: Tốc độ màn trập tác động trực tiếp đến độ sắc nét của vật thể chuyển động khi ghi hình. Đóng băng (từ dùng để chỉ việc chụp sắc nét một vật thể đang chuyển động cho dù rất nhanh), hay tạo những vệt mờ nhòe cố tình.
- Tốc độ màn trập nào thì là nhanh và thế nào gọi là chậm? Phải so sánh tốc độ màn trập với tốc độ của chủ thể chuyển dộng. Ví dụ: Xe máy chuyển dộng trên đường, tốc độ màn trập có thể lấy từ 1/500 -> 1/1000s để đóng băng đối tượng. Với 1 người đi bộ, tốc độ màn trập chậm hơn là đủ (1/125-1/250s).
- ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, thể hiện bằng các con số như 100, 200, 800…. Dải ISO tiêu chuẩn là từ 100-6400. Đối với nhiều dòng máy cao cấp, dải ISO có thể lớn hơn rất nhiều.
- Nâng cao ISO thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống thiếu sáng nhưng muốn có tốc độ chụp cao hơn.
- ISO 100 thường là lựa chọn mặc định để cho ra những tấm ảnh sắc nét và ít nhiễu hạt nhất.
- Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục tính từ trung tâm quang học của ống kính đến điểm hội tụ trên mặt phim hay cảm biến khi ống kính lấy nét ở vô cực.
- Tiêu cự càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn, kích thước tiêu cự và hình ảnh tỉ lệ thuận.
- Luật viễn cận của tiêu cự ống kính:
- Tiêu cự ống kính càng dài hậu cảnh càng phình to, các lớp ảnh sít lại gần nhau.
- TIêu cự ống kính càng ngắn thì hậu cảnh càng xa càng nhỏ, các lớp ảnh rời rạc xa nhau.