Skip to content

Instantly share code, notes, and snippets.

@tuyenld
Last active February 5, 2023 06:57
Show Gist options
  • Save tuyenld/da9d7c7ed285c3aa6f0853e69b00cb17 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Save tuyenld/da9d7c7ed285c3aa6f0853e69b00cb17 to your computer and use it in GitHub Desktop.
Tổng hợp ca dao, tục ngữ Việt Nam
Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ, mắc kẹt cái hom
**
Măng chua nấu cá ngạch nguồn
Sự đời đắp đổi, khi buồn khi vui.
**
Yêu nhau xé lụa may quần
Ghét nhau kể nợ kể nần nhau ra
**
Ai ơi chớ vội cười nhau
Cây nào mà chẳng có sâu chạm cành
**
Khi giàu chẳng có đỡ ai
Đến khi hoạn nạn chẳng ai đỡ mình
**
Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.
**
Chim khôn chưa bắt đã bay,
Người khôn ít nói, ít hay trả lời
**
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
**
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
**
Nói ngọt lọt đến xương
**
Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời
**
Lưỡi sắc hơn gươm
**
Lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo.
**
Sẩy chân còn hơn sẩy miệng.
**
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa.
**
Một người thì kín, hai người thì hở.
**
Nói thì dễ, làm thì khó.
**
Tre non dễ uốn
**
Bé chẳng vin, cả gãy cành.
**
Yêu cho vọt, ghét cho chơi
**
Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.
**
Học ăn học nói, học gói học mở
**
Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
**
Người vụng đan thúng giữa đường.
**
Không thầy đố mày làm nên.
**
Học thày không tày học bạn.
**
Có tích mới dịch nên tuồng.
**
Văn hay chẳng lo dài dòng.
**
Văn mình, vợ người.
**
Ở hiền gặp lành.
**
Ở tinh gặp ma, ở quỷ gặp quái, gian tà gặp nhau.
**
Nọc người bằng mười nọc rắn.
**
Một đời làm hại, bại hoại ba đời.
**
Hùm giết người hùm ngủ,
Người giết người thức đủ năm canh.
**
Phụ vợ, không gặp vợ.
**
Hiền quá hóa ngu.
**
Giết một con cò, cứu trăm con tép.
**
Đẹp nết hơn đẹp người.
**
Cái nết đánh chết cái đẹp.
**
Đói cho sạch, rách cho thơm.
**
Chết trong còn hơn sống đục.
**
Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.
**
Ai ưa dưa khú, bầu già.
**
Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.
**
Bạc đầu chưa hết dại.
**
Khôn ba năm, dại một giờ.
**
Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại vừa mừng vừa lo.
**
Khôn làm văn tế, dại làm văn bia.
**
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
**
Chẳng có dại nào giống dại nào.
**
Ngu si hưởng thái bình
**
Thằng dại làm hại thằng khôn.
**
Khôn cho người ta sợ,
Dại cho người ta thương,
Dở dở ương ương tổ cho người ta ghét.
**
Vụng chèo khéo chống.
**
Vụng múa chê đất lệch.
**
Hay thì khen, hèn thì chê.
**
Mười quan tiền công,
Không bằng một đồng tiền thưởng.
**
Trâu chết để da, người chết để tiếng.
**
Tốt danh hơn lành áo.
**
Lắm người yêu hơn nhiều kẻ ghét.
**
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; yêu già, già để phúc.
**
Yêu nhau chín bỏ làm mười
Có mặt thì mắng, vắng mặt thì thương.
**
Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.
**
Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
**
Yêu ai yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
**
Ghét nhau đào đất đổ đi
**
Người có lúc vinh lúc nhục,
Nước có lúc đục lúc trong.
**
Sướng lắm, khổ nhiều.
**
Thương người như thể thương thân
**
Lá lành đùm lá rách
Ăn nhạt mới biết thương mèo.
**
Bỏ thì thương, vương thì tội.
**
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
**
Uống nước nhớ nguồn.
**
Một đêm nằm một năm ở.
**
Đường mòn, ân nghĩa không mòn.
**
Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.
**
Hoài thóc nuôi cò rừng
**
Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.
**
Ăn cháo đái bát.
**
Chưa khỏi rên đã quên thầy.
**
Có xương sông, tình phụ lá lốt.
**
Có trăng, phụ đèn.
**
Một câu nhịn là chín câu lành.
**
Tránh voi chẳng xấu mặt.
**
Con gà tức nhau tiếng gáy.
**
Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm.
**
Cả giận mất khôn.
**
Hơi đâu mà giận người dưng.
**
Một đời kiện, chín đời thù.
**
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
**
Cây ngay chẳng sợ chết đứng
**
Có tật giật mình, có tình kinh trong bụng.
**
Thẳng mực tàu đau lòng gỗ.
**
Mất lòng trước, được lòng sau.
**
Mật ngọt chết ruồi,
những nơi cay đắng là nơi thật thà.
**
Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy.
**
Ăn cây nào rào cây ấy.
**
Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu.
**
Cha chung không ai khóc.
**
Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.
**
Hoài tiền mua pháo, mượn người đốt.
**
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
**
Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau.
**
Cá mè một lứa.
**
Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh.
**
Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc phật.
**
Ngày dưng thì chẳng chắp gai,
đến khi có cá mượn chài ai cho.
**
Người lười đất không lười.
**
Mồm miệng đỡ chân tay.
**
Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe.
**
**
**
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
**
Đo bò làm chuồng.
**
Yếu chân chạy trước.
**
Làm khi lành, để dành khi đau
**
Mất bò mới lo làm chuồng.
**
Có mình thì giữ.
**
Buôn tàu bán b, không bằng ăn dè hà tiện.
**
Đãi cứt sáo lấy hạt đa,
đãi cứt gà lấy hạt tấm.
**
Kiếm củi ba năm thiêu một giờ
**
Đời cha vo tròn, đời con bóp bẹp
**
Sông lở cát bồi
**
Được lòng ta, xót xa lòng người
**
Bói rẻ còn hơn ngồi không
**
Chẳng được con trắm con chép,
cũng được mớ tép mớ tôm
**
Thả con săn sắt, bắt con cá rô
**
Lọt sàng xuống nia
**
Lá rụng về cội
**
Cơm không ăn, gạo còn đó
**
Gạo đổ, hót chẳng đầy thưng
**
Mất cả chì lẫn chài
**
Được một bữa cơm người,
mất mười bữa cơm nhà.
**
Đã khó, chó cắn thêm
**
Biết tội đâu mà tránh,
biết phúc đâu mà tìm.
**
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
hay ăn làm biếng gặp anh đứng đường.
**
Đi đêm lắm có ngày gặp ma
**
Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới
**
Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa
**
Chạy trời không khỏi nắng
**
Thuốc chữa bệnh, chẳng chữa được mệnh
**
Khi nên, trời cũng chiều người
**
Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn
**
Ai uốn câu cho vừa miệng cá
**
Thánh cũng có khi nhầm
**
Bới bèo ra bọ
**
Đánh rắn phải đánh dập đầu
**
Đã tu thời tu cho trót.
**
Có chí thì nên.
**
Mưu cao chẳng bằng chí dày
**
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
**
Có công mài sắt, có ngày nên kim
**
Năng nhặt chặt bị
**
Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch
**
Còn nước còn tát
**
Thắng không kiêu, bại không nản
**
Sóng cả chớ ngã tay chèo
**
Vua thua thằng liều
**
Con mẹ đẻ con con
Còn gà trống gà mái thì còn gà giò
**
Trời không đóng cửa ai
**
Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
**
**
**
Cờ đến tay ai người ấy phất
**
Bút sa, gà chết
**
Xay lúa thì thôi ẵm em
**
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa
**
Bụng làm da chịu
**
Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn
**
Chó gầy hổ mặt người nuôi
**
Bắn súng không nên, phải đền đạn
**
Trăm dâu đổ đầu tằm
**
Trọc đầu càng mát
**
Mèo nhỏ bắt chuột con
**
Rộng làm kép, hẹp làm đơn
**
Ốc chẳng mang nổi mình ốc
ốc lại còn mang cọc cho rêu
**
Ai dám đánh đu với tinh
**
Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi
**
Chửa học bò đã lo học chạy
**
Chưa võ bọng cứt đã đòi bay bổng
**
Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung
**
Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng
**
Thân lừa ưa nặng
**
Mạnh dùng sức, yếu dùng chước
**
**
**
Có cháo hỏi chè
**
Đứng núi này trông núi nọ
**
Điếc hay ngóng, ngọng hay nói
**
Ăn mày đòi xôi gấc
**
Già còn chơi trống bỏi
**
Con có khóc mẹ mới cho bú
**
Ai biết ngứa đâu mà gãi
**
Ếch no khó nhử mồi
**
Chê của nào trời trao của ấy
**
Chê tôm lại phải ăn tôm,
chê rau muống héo, lại ôm dưa già.
**
Ăn trứng thì đừng ăn con.
**
Được thể dễ nói khoác
**
Tế sớm khỏi ruồi
**
Gió chiều nào che chiều ấy
**
Châu chấu thấy đỏ lửa thì vào.
**
Theo đóm ăn tàn
**
Nhờ gió bẻ măng
**
Đục nước béo cò
**
Giậu đổ bìm leo
**
Chợ chưa họp, kẻ cắp đã đến
**
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
**
Kẻ cắp gặp bà già
**
Mềm nắn rắn buông
**
Lành làm gáo, vỡ làm môi
**
Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại
**
Mâm cao đánh ngã bát đầy
**
Ở xứ mù anh chột làm vua
**
Gần chùa gọi bụt bằng anh
**
Cháy nhà ra mặt chuột
**
Đâm lao phải theo lao
**
Trót đa mang phải đeo bòng
**
Sai một li đi một dặm
**
Tham thì thâm, nhầm thì thiệt
**
**
**
Chết sông chết suối,
không ai chết đuối đọi đèn
**
Có nước có cá
**
Thóc đâu bồ câu đấy
**
Nằm giữa không mất phần chân
**
Cơm vào miệng còn rơi
**
Một mất mười ngờ
**
Cóc có gan cóc, kiến có gan kiến.
**
Máu trâu cũng như máu bò
**
Lòng vả cũng như lòng sung
**
Ba thưng cũng vào một đấu
**
Suy bụng ta ra bụng người
**
Bói ra ma, quét nhà ra rác
**
Giang sơn đâu, anh hùng đấy
**
Cơm đâu no chó, thóc đâu no gà
**
Quá mù ra mưa.
**
Chín quá hóa nẫu
**
Trèo cao ngã đau
**
Thắm lắm phai nhiều
**
Già néo đứt dây
**
Chọn mặt gửi vàng
**
Đi với phật mặc áo cà sa
đi với ma mặc áo giấy
**
To đầu khó chui
**
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
**
Rau nào sâu nấy
**
Gần lửa rát mặt
**
Cháy thành vạ lây
**
Gần nhà giàu đau răng ăn cốm
gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
**
Lụt thì lụt cả làng
**
Được mùa thầy chùa no bụng
**
Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết
**
Rút dây động rừng
**
Môi hở răng lạnh
**
Đánh chó ngó chủ nhà
**
Yêu con chị vị con em
**
Cách sông nên phải lụy đò
**
Há miệng mắc quai
**
Muốn tròn thì phải có khuôn,
muốn vuông phải có thước
**
Đầu xuôi đuôi lọt
**
Vạn sự khởi đầu nan
**
Cũ người mới ta
**
Trước lạ sau quen
**
Đánh bạc quen tay
ngủ ngày quen mắt
**
Ăn vặt quen mồm
**
Ngựa quen đường cũ
**
Người làm sao, chiêm bao làm vậy
**
Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng
**
Tích tiểu thành đại
**
Góp gió thành bão, góp cây nên rừng
**
Ba người đánh một, không chột cũng què
**
Vét nồi ba mươi cũng đầy niêu nốt
**
Xấu đều hơn tốt lõi
**
Xanh không thủng cá đi đằng nào
**
Có bột mới gột nên hồ
**
Ôm rơm nặng bụng
**
Chơi dao sắc có ngày đứt tay
# Ca dao
## Ca dao thời kỳ phong kiến
### Lao động và các ngề nghiệp
**
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày.
**
- Chặt củi -
Tay cầm con dao
Làm sao cho sắc
Để mà dễ cắt
Để mà dễ chặt
Chặt lấy củi cành
Trèo lên rừng xanh
Chạy quanh sườn núi
Một mình thui thủi
Chặt cây chặt củi
Tìm chốn ta ngồi
Ta ngồi gió mát thảnh thơi ...
Kìa một đàn chim
Ở đâu bay đến ?
Ở đâu bay lại ?
Con đang cắn trái
Con đang tha mồi
Qua lối nọ nó ăn ...
Cái con hưu kia
Mày đang ăn lộc
Lộc vả, lộc sung
Mày trông thấy tớ
Tớ không đuổi mày
Mày qua lối nọ làm chi ?
**
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
Sớm ngày đem lúa ra ngâm
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta
Đến khi nên mạ thì ta nhổ về
Sắp tiền mượn kẻ cày thuê
Cấy xong rồi mới về nhà nghỉ ngơi
Cỏ lúa đã dọn sạch rồi
Nước ruộng vơi mười còn độ một hai
Ruộng thấp đóng một gầu dai
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bây giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công
**
Một năm chia mười hai kì
Thiếp ngồi thiếp tính khó gì chẳng ra
Tháng giêng ân tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tắm
Tháng ba đi bán vải thâm
Tháng tư đi gặt tháng năm trở về
Tháng sáu em đi buôn bè
Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô
Chín, mười cắt rạ đồng mùa
Một chạp vớ được anh đồ dài lưng
Anh ăn, rồi anh lại nằm
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền
Chẳng thà lấy chú lực điền
Gạo bồ thóc đống còn phiền nỗi chi ?
**
Khéo thay công việc nhà quê
Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai
Tháng chạp thời mắc trồng khoai
Tháng riêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ thuận hòa mọi nơi
Tháng năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng sáu nước trôi đầy đồng
Nhà kia, vợ vợ chồng chồng
Đi làm ngoài đồng sá kể cơm trưa
**
Gỗ kiền anh để đóng cày
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa
Răng bừa tám cái còn thừa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to
Muốn cho lúa tốt bông to
Cày sâu bừa kĩ, phân gio cho nhiều
**
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa
**
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thớt như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
**
Rạng ngày vác cày ra đồng
Tay cầm mồi lửa, tay dòng thừng trâu
Ruộng đầm nước cả bùn sâu
Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa
Việc làm chẳng quản nắng mưa
Cơm ăn đắp đổi muối dưa qua ngày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Biết công kẻ cấy, người cày mấy nao !
**
Văn chương phủ lục chẳng hay
Trở về làng cũ học cày cho xong
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng
Hết nước thì lấy gầu sòng tát lên
Hết mạ ta quẩy mạ thêm
Hết lúa ta lại mang tiền đi đong
Nữa mai lúa chín đầy đồng
Gặt về, đập, sẩy, bõ công cấy cày
**
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
**
Mặt trời tang tảng rạng đông
Chàng ơi, trở dậy ra đồng kẻo trưa
Phận hèn bao quản nắng mưa
Cày sâu bừa kĩ được mùa có phen
**
Nhờ trời mưa gió thuận hòa
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau
Chim, gà, cá, nhệnh, cảnh, cau
Mùa nào thức nấy giữ màu cảnh quê
**
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai.
https://photos.app.goo.gl/tC4CMYaxjp3xs3kG8
@tuyenld
Copy link
Author

tuyenld commented Sep 25, 2020

ăn trứng thì đừng ăn con

Ỹ nói: Muốn được hưởng sớm thì về sau không được hưởng nữa
http://thanhngu.tigold.org/2016/07/giai-thich-thanh-ngu-viet-nam.html

@tuyenld
Copy link
Author

tuyenld commented Sep 25, 2020

Được thể dễ nói khoác

Được thể: (khẩu ngữ) đang có được ưu thế nào đó và dựa theo đó mà càng hành động mạnh mẽ hơn, ráo riết hơn
http://tudientv.com/?t=%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20th%E1%BB%83

@tuyenld
Copy link
Author

tuyenld commented Sep 25, 2020

châu chấu thấy đỏ lửa thì vào

những kẻ dại thấy món lợi là đâm đầu vào

Ban đêm châu chấu có xu hướng bay vào ánh lửa sáng hoặc đèn tia tử ngoại, khi nhảy xuống mặt nước có thể bơi. Châu chấu phá hại quanh năm, đặc biệt là những nơi cấy cả vụ sớm và muộn.
https://www.2lua.vn/article/chau-chau-hai-lua-3084.html

Chợ chưa họp, kẻ cắp đã đến

Chủ nhà chưa chuẩn bị xong, chưa khởi sự công việc thì người ngoài đã tới nhòm ngó, quấy nhiễu."
http://quangthonguyen.blogspot.com/2018/08/tiec-cua-gioi-754.html

Mâm cao đánh ngã bát đầy

Trong các cỗ làng ngày trước, mâm ở vị trí cao thường dành cho các vị chức sắc, các cụ cao niên hoặc người được tôn trọng trong làng xã. Bát đầy được hiểu là đồ ăn thức uống không được dọn thành mâm (cỗ), mục đích chỉ cốt ăn uống cho no bụng. Do đó, cái “mâm cao” sang trọng giữa làng vẫn được người ta thích hơn là cái bát đầy ở xó bếp.
https://cadao.me/thanh-ngu-tuc-ngu/mam-cao-danh-nga-bat-day/

Gần chùa gọi bụt bằng anh

“Gần chùa gọi bụt bằng anh” là một câu thành ngữ đã xuất hiện từ lâu trong dân gian Việt Nam. Câu này chỉ việc kẻ dưới vì quen thân nên sinh nhờn, thiếu lễ độ và tôn trọng, thậm chí coi thường người trên, người có quyền lực hơn mình.
https://www.takadada.com/bai-viet/gan-chua-goi-but-bang-anh-co-nghia-la-gi/

Chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn

Đọi đèn
Cái bát đựng dầu lạc hay thầu dầu để thắp đèn ngày xưa. Đọi đèn thường là thứ bát nông để cho khỏi phải đổ nhiều dầu, mà bấc cũng dễ hút dầu, thắp cho đỡ tốn.

Chết đuối đọi đèn
Câu này thường được dùng để nói về sự thất bại, thua lỗ, sa sút, vì một việc rất tầm thường, nhỏ nhặt, cũng như chết đuối trong cái đọi đèn.
https://cadao.me/thanh-ngu-tuc-ngu/chet-song-chet-suoi-khong-ai-chet-duoi-doi-den/

thóc đâu bồ câu đấy

thấy được lợi thì nhiều người kéo đến

Nằm giữa không mất phần chăn

Chăn: chăn bông, dùng để đắp khi lạnh. Ý nói người khôn vặt ??
đứng trung gian, không nghiêng về bên nào
http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/ALL/n%e1%ba%b1m+gi%e1%bb%afa+ch%e1%ba%b3ng+m%e1%ba%a5t+ph%e1%ba%a7n+ch%c4%83n.html

cóc có gan cóc, kiến có gan kiến

Ý nói: Dù ở cương vị nào, mỗi người đều có tư cách của mình,
http://thanhngu.tigold.org/2016/08/tinh-cam-gia-dinh-trong-thanh-ngu-dan-gian.html

ba thưng cũng vào một đấu

(Thưng là đổ đo lường bằng một phần mười của một đấu) Câu thành ngữ này chỉ có nghĩa là số đóng góp của nhiều người chẳng qua chỉ là để chung vào mà thôi,
http://thanhngu.tigold.org/2016/07/thanh-ngu-ve-cac-qua-trinh-tu-nhien.html

Giang sơn đâu, anh hùng đấy

Địa phận nào có người cai quản ở đó.

Quá mù ra mưa

việc xấu không ngăn cản từ đầu sẽ gây tác hại lớn
http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/ALL/qu%c3%a1+mu%cc%80+ra+m%c6%b0a.html

Thắm lắm phai nhiều

chê người vồn vã, thân thiết lúc đầu, về sau thì hờ hững lạnh nhạt
http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/ALL/th%e1%ba%afm+l%e1%ba%afm+phai+nhi%e1%bb%81u.html

Đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy

tuy là câu nói của ông cha ta truyền lại nhưng lại cực kỳ phù hợp với thời đại ngày nay. Câu này hiểu đơn giản nghĩa là khi chúng ta đi chung với phật, chúng ta phải mặc áo cà sa như người tu hành. Còn lúc đi với ma thì mặc áo giấy cho giống với bạn nó. Hàm ý ở đây là gặp người tốt thì trân trọng và đối xử tử tế với họ như cách họ đối với mình. Còn gặp kẻ xấu muốn lợi dụng hay lừa ép mình thì chúng ta cũng phải khôn ngoan mà trả đũa cho bọn chúng biết mặt.
https://gotiengviet.com.vn/thanh-ngu-di-voi-phat-mac-ao-ca-sa-di-voi-ma-mac-ao-giay/

Cháy thành vạ lây

Tai hoạ do bên ngoài đưa đến một cách bất ngờ và oan uổng.
https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_thanh-ngu-viet_ctccdksc_rong-mo-tam-hon.html

Được mùa thầy chùa no bụng

Cho đến anh nông dân, khi vui cái vui được mùa, cũng kéo ông thầy chùa cùng vui: “được mùa thầy chùa no bụng“. Thế thì “mất mùa thầy chùa đói meo!”. Anh với tôi cùng vui cùng buồn, chẳng ai thống ai chẳng ai trị ai. Anh châm chọc, tôi hoan hỷ, bụng tôi chứa cả anh vào trong đó, anh biết thế nên khi anh đùa, anh có tôi, mà khi anh khổ, anh cũng kêu tôi.
http://www.phattuvietnam.net/phat-giao-viet-nam-qua-phong-dao-tuc-ngu/

Yêu con chị vị con em

cũ) vì: vị tình, vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy (tng)
http://tudientv.com/?t=v%E1%BB%8B

Cách sông nên phải luỵ đò:

Khi gặp khó khăn, hoạn nạn thì phải quỵ luỵ, nhờ cậy người khác.
https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_thanh-ngu-viet_ctccdksc_rong-mo-tam-hon.html#1

Người làm sao chiêm bao làm vậy

Người thế nào, của thế ấy.

Vét nồi ba mươi cũng đầy niêu mốt:

nồi ba mươi: nồi đồng rất to
niêu mốt: Cái niêu nấu cơm cho một người ăn gọi là niêu mốt, nấu được cho hai người ăn gọi là niêu hai. Nếu nấu cơm đủ cho ba người ăn trở lên thì không gọi là niêu nữa mà gọi là nồi, nồi nhỏ, nồi nhỡ, nồi to.
Những thứ thừa thãi của nhà giàu cũng đủ thoả mãn cho nhà nghèo.

Xanh không thủng, cá đi đằng nào:

Xanh (một loại chảo bằng đồng, đáy bằng có hai quai để cầm) đang rán cá, thì tất nhiên là xanh phải thủng thì cá mới rơi ra ngoài được.
http://www.coviet.vn/diendan/showthread.php?t=14581&s=fe587f03b2ae275bbdf6d88e55c6711b&p=60648&viewfull=1#post60648

Giã nay rồi lại giã mai

Đôi chân tê mỏi dó ơi vì mày
Seo đêm rồi lại seo ngày
Đôi tay nhức buốt vì mày giấy ơi.

  • Seo giấy: Hòa bột giấy trong bể lọc (gọi là tàu seo), dùng khuôn seo, trên đặt liềm seo (là loại mành rất nhỏ để lọc nước đi, giấy ở lại). Thợ seo vục nước vào khuôn, đung đưa cho nước róc hết, lột tờ giấy ướt trên seo đặt chồng lên nhau thành xếp. Đây là công đoạn đòi hỏi nhiều người cùng làm trên một khuôn seo. Giấy sắc dùng để phong sắc cho hàng nhất phẩm (phẩm trật hàng đầu) phải có 5 thợ cùng làm một lúc mới xeo nổi 1 tờ. Giấy để phong sắc cho hàng phẩm trật thấp hơn (từ nhị phẩm xuống cửu phẩm), khổ giấy hẹp, cũng phải 3 người thợ làm 1 tờ.
  • giấy Dó (dầy hơn giấy bản) để in tranh dân gian.
    https://thuvienhuequang.vn/blogs/bai-viet/nghe-lam-giay-sac-phong-o-ha-noi-mot-nghe-truyen-thong-can-duoc-khoi-phuc-va-gin-giu

Đa Bút: một thôn ở phía dông nam huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa
Thợ khay: thợ khảm

Sign up for free to join this conversation on GitHub. Already have an account? Sign in to comment